Uống thuốc say xe có hại không ?
Category

Uống thuốc say xe có hại không ?

Say xe đã trở thành nỗi ám ảnh thường trực của nhiều người, cảm giác khó chịu, đau đầu, muốn nôn mửa đã khiến rất nhiều người mệt mỏi khi di chuyển bằng xe ô tô. Các loại thuốc say xe trở thành một giải pháp lý tưởng được nhiều người lựa chọn để xua tan những cơn say tàu xe. Nhưng uống thuốc say xe có hại không? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có được câu trả lời nhé.

I. Một số loại thuốc say xe phổ biến

Hiện tượng say tàu xe xảy ra khi não bộ con người nhận tín hiệu từ mắt nhưng không đồng nhất với tín hiệu từ tai. Say xe khiến cho cơ thể mệt mỏi, uể oải, say xe gây phiền toái không chỉ cho người lớn mà trẻ em cũng là đối tượng hay bị say xe. Một số loại thuốc chống say xe phổ biến trên thị trường hiện nay có tác dụng điều hòa, chống say xe là:

1. Dimenhydrinat

Dimenhydrinat là một loại thuốc trị say xe phổ biến nhất hiện nay, loại thuốc này có nhiều tên gọi khác nhau như: dimenest, emedyl, antivomit…
loại thuốc này thường có dạng viên nén tầm 50mg, loại thuốc này có công dụng chống nôn mửa, chống đau đầu, giúp thần kinh tỉnh táo và mạnh mẽ.

                                       Uống thuốc say xe có hại không?
Uống thuốc say xe có hại không?

Cách sử dụng như sau: Khoảng 30 phút trước khi đi xe uống 1-2 viên sau đó có thể cứ 4 giờ uống 1 viên.

2. Aeron

Đây là loại thuốc say xe cũng ở dạng viên nén, mỗi viên Aeron chứa khoảng 0,1mg scopolamin camphorat và 0,4mg hyoscyamin camphorat.
Cách sử dụng: Trước khi di chuyển khoảng 1 giờ thì uống khoảng 1-2 viên và chỉ dùng tối đa 4 viên 1 ngày.

3. Scopoderm TTS

Đây là loại chống say xe dạng miếng dán, loại này cũng được sử dụng khá phổ biến. Miếng dán có diện tích khoảng 25cm2.
Trước khi khởi hành khoảng 6h hãy dán miếng dán Scopoderm vào da, thường dán sau tai.
Khi đến địa điểm thì bỏ miếng dán ra. Thông thường một miếng dán có thể sử dụng trong khoảng 72h. Lưu ý, miếng dán này không dùng cho trẻ em dưới 15 tuổi.

                                                   Uống thuốc say xe có hại không?
Uống thuốc say xe có hại không?

Đặc biệt lưu ý khi sử dụng thuốc say xe đó là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng thuốc say xe để ngăn chặn các tình huống không may xảy ra như là kích thích thuốc, dị ứng thuốc.

>>> Xem thêm: 7 cách chống say xe cực kỳ hiệu quả mà không cần dùng thuốc

Khi dùng thuốc say xe cho trẻ em nên dùng với một liều lượng như sự chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên hiệu thuốc, tuyệt đối không lạm dụng thuốc.

II. Uống thuốc say xe có hại không ? 

Thuốc say xe được nhiều người sử dụng và mang lại hiệu quả khá tốt trong việc chống say tàu xe, tuy nhiên uống thuốc say xe có hại không khi mà các thành phần trong thuốc say xe thường có tác dụng ức chế, chống say, chống nôn? Câu hỏi này khiến nhiều người thật sự lo lắng.

Uống thuốc chống say xe là có hại nếu bạn quá lạm dụng thường xuyên và tự do uống không theo chỉ dẫn của dược sĩ. Ngoài việc uống thuốc chống say, bạn cũng có thể dùng các phương pháp tự nhiên khác để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe như dùng thảo dược, nguyên liệu tự nhiên như: gừng, chanh, cam, bưởi…

                                        Uống thuốc say xe có hại không ?
Uống thuốc say xe có hại không ?

Thuốc say xe thường chia làm ba nhóm là nhóm kháng cholinergic , kháng histamin và nhóm điều chỉnh rối loạn chức năng tiêu hóa cuối cùng là nhóm chống nôn.

Mỗi nhóm sẽ đảm nhận một trách nhiệm khác nhau và có nguy cơ mang lại những tác dụng phụ khác nhau.

Nhóm đầu tiên là kháng cholinergic, kháng histamin tuyệt đối không nên dùng với những người bị tăng nhãn áp, glaucome góc hẹp, những người có vấn đề về nội tạng như suy gan, thận yếu. Những người bị các bệnh liên quan tới đường tiêu hóa.
Nên thận trọng khi dùng cho người bị bệnh lao, hen, huyết áp cao, có vấn đề về tim mạch. Phụ nữ đang mang bầu và cho con bú cũng không nên sử dụng nhóm thuốc này.

                                               Uống thuốc say xe có hại không ?
Uống thuốc say xe có hại không ?

Đối với nhóm điều chỉnh rối loạn chức năng tiêu hóa không nên dùng cho người suy gan, thận. Khi muốn dùng thuốc cho người suy thận thì phải giảm liều 30-50%, chia liều dùng mỗi ngày hai lần.

Loại thuốc chống nôn có thể gây nghiện, không nên dùng cho những người có bệnh án về tim mạch, trẻ em. Phụ nữ có thai và cho con bú cũng không nên dùng.Thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ như trầm cảm, gây ảo giác, kích thích thần kinh…

Nhìn chung, theo tuvanxeoto.info thì uống thuốc say xe là không nên đối với những người có tiền sử với các bệnh về tim mạch, phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em, người có vấn đề về nội tạng. Hãy đảm bảo bạn hoàn toàn khỏe mạnh và dùng đúng liề u thuốc quy định khi sử dụng thuốc say xe. Chúng tôi hy vọng những tin tức trên là những thông tin bổ ích với bạn.

 

Để Lại Bình Luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *